Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Van điều khiển - van cầu

Tại sao lại dùng cầu trong van điều khiển mà không phải là van bi , van bướm hay van chặn … ?
Van điều khiển là một trong những van thường gặp nhất trong các ứng dụng điều khiển nhiệt độ , áp suất . Mọi người làm trong giới lĩnh vực van hoặc van điều khiển thì không còn xa lạ gì về các loại van . Tuy nhiên theo mình biết thì cũng còn khá nhiều người chưa biết rõ về các loại van nên mình xin chia sẻ một vài hiểu biết của mình về van – van điều khiển .Ở đây mình sẽ tập trung nói về các loại thân van trong van điều khiển
Đầu tiên mình muốn nói về than van của van điều khiển thường dung trong nước – hơi nước hoặc dầu truyền nhiệt ( hay còn gọi là dầu nóng )
van điều khiển - van cầu
Hai loại van cầu trên thực tế thường gặp
Trên thực tế chúng ta thường gặp van cầu với hai loại hình dạng như hình trên . Van cầu thường được dùng cho các ứng dụng điều khiển bởi vì nó thích hợp cho sự tiết lưu dòng chảy , nó là thân van đặc trưng cho tất cả các loại van điều khiển .

Chi tiết về van cầu – van điều khiển

  • Thân van ( như hình )
  • Mặt bích kết nối thân van với trục bởi các bulong
  • Trục kết nối giữa than van và actuator
  • Một lớp Sealing nằm giữa mặt bích & trục giúp chống rò rỉ
  • Actuator được lắp với trục , actuator là bầu khí nén chúng ta sẽ có van điều khiển khí nén , nếu actuator là điện chúng ta sẽ có van điều khiển bằng điện .
van điều khiển hai ngã
Van cầu hai ngã – van hai cửa – van hai cổng
Hình ảnh trên là hình ảnh tiêu biểu của van cầu hai ngã trong van điều khiển với Plug là thành phần quan trọng nhất để điều tiết lưu lượng đi qua thân van . Áp suất đầu và luôn lớn hơn áp suất đầu ra tương ứng với lưu lượng đầu vào luôn lớn hơn lưu lượng đầu ra , tuy nhiên điều đặc biệt của van cầu là giảm tối đa sự thất thoát lưu lượng qua van khi mở hoàn toàn .
Sự chênh lệch giữa áp suất đầu vào ( P1 ) và đầu ra ( P2 ) , tương phản rõ nhất khi van đóng lại ta gọi đó là sự chênh áp ( DP ) . Áp suất chênh áp lớn nhất khi van đóng lại hoàn toàn tương ứng với sự mở hoàn toàn của actuator .

Chúng ta có công thức tính lực đóng của van điều khiển :

 A x DP + ( ma sát cho phép )= F
Với :
A : Valve Seat ( như hình ) tính bằng m2
DP : sự chênh áp tính bằng kPa , bar …
F : lực đóng của van
Trong các hệ thống hơi nước , áp suất đóng van lớn nhất thường không chính xác bởi vì nó tương ứng với áp suất đầu vào của van P1 khi van đóng hoàn toàn và áp suất đầu ra là zero P2 bằng zero . Đối với hệ thống nước thì áp suất lớn nhất chính là áp suất củ bơm nước .
Đối với một cái van lớn thì cần phải có lưu lượng đi qua lớn hơn so với bình thường . Khi đó lực đóng của actuator cũng sẽ lớn hơn . Theo như tính toán thì lực đóng sẽ vô cùng lớn để đóng được các size lớn . Điều đó là không thực trong thực tế nên các hãng van mới thiết kế ra van có hai cửa bên trong thân van .
van điều khiển hai cửa
Van hai cửa – double seat
Van double seat thì có hai cái plug trên cùng một trục truyền động . Như hình ta thấy chính nhờ có hai cửa bên trong giúp van được cân bằng khi áp lực đầu vào lớn . Điều này sẽ làm giảm lực đóng của actuator so với loại single seat .
Có một vấn đề khi sử dụng van kép do dung sai và sự giản nở khác nhau các plug phải được thiết kế đặc biệt cho từng môi trường khác nhau .
Hy vọng vài viết này có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về cấu tạo thân van của van cầu dùng trong van điều khiển .
Kỹ Sư Cơ Điện Tử
Nguyễn Minh Hoà
Mobi : 0937.27.55.66 – 0978.79.55.66

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét